Inbound Marketing được dự đoán trong năm 2021 và trong tương lai sẽ trở thành xu hướng làm Marketing hoàn toàn mới. Các Marketers đã sẵn sàng tiếp nhận sự thay đổi thị trường hay chưa? Bài viết sẽ tiết lộ 5 xu hướng Inbound Marketing sẽ "làm mưa làm gió" trong thời gian tới. Cùng theo dõi!
Hiện tại, Inbound Marketing không chỉ là một "thuật ngữ" đơn thuần, mà đã trở thành một phương pháp chứng tỏ hiệu quả thực tế mà nhiều công ty hiện đang dựa vào để thu hút khách hàng tiềm năng. 2020 là một năm khó khăn với nhiều doanh nghiệp và đã có nhiều thay đổi của thị trường tác động đến hoạt động truyền thông - Marketing của doanh nghiệp.
Như nhiều chuyên gia trong ngành dự đoán, Inbound Marketing sẽ là xu hướng tất yếu cho 2021, giúp tối ưu chi phí và hướng tới tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp sau đại dịch. Vậy, các doanh nghiệp và Marketers nên để mắt đến những xu hướng Inbound Marketing nào khi năm 2021 đang đến?
Từ những số liệu đó, một xu hướng mới đang xuất hiện là các Video Marketing ngắn.
Một báo cáo từ Deloitte cho thấy số lượng người dùng xem các video ngắn tăng 74% trong năm 2018. Con số này là 84% với Gen Z và 81% với thế hệ Millennials. Báo cáo cũng chỉ ra rằng 40% người tiêu dùng tại Mỹ dành trung bình 1 giờ mỗi tuần để xem các video ngắn.
Sự lên ngôi của TikTok và Instagram cùng sự kiện ra mắt tính năng Reels & Stories trên LinkedIn. Nó đã dự báo trước rằng Video ngắn sẽ thành xu hướng. Vậy bạn còn chờ gì mà chưa đưa hình thức Content này vào các chiến lược Inbound Marketing 2021 của doanh nghiệp mình?
Form (Biểu mẫu) đăng ký, dù dùng để thu Lead hay khiến khách hàng tiềm năng đặt lịch hẹn trải nghiệm Demo/dùng thử, thì cũng là một công cụ không thể thiếu trong phương pháp luận Inbound Marketing.
Quy tắc thông thường là hỏi xin tên và Email của khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn sẽ cần yêu cầu họ cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn để xây dựng chân dung khách hàng.
Khi đó, những biểu mẫu đăng ký quá dài sẽ trở nên phản tác dụng với khách hàng tiềm năng. Việc phải đọc và trả lời một mẫu bảng quá dài sẽ rất mất thời gian. Họ sẽ không muốn hoàn thành việc điền thông tin.
Chính vì vậy, việc sử dụng Biểu mẫu lũy tiến đang nổi lên như một giải pháp thay thế. Thay vì yêu cầu họ cung cấp tất cả thông tin một lúc, các dữ liệu này sẽ được thu thập dần dần. Người dùng sẽ phải điền một Form mỗi khi họ Download một tài liệu từ nguồn, và mỗi lần như vậy, biểu mẫu sẽ cần họ điền những thông tin mới hoàn toàn so với lần trước đó. Cho đến khi thu được đầy đủ dữ liệu cần thiết.
Hãy nhớ rằng, bạn vẫn cần yêu cầu họ điền tên và email tại mỗi form, để hệ thống có thể nhận diện đúng Profile của khách hàng cần thêm dữ liệu.
Một lý thuyết mới về chuyển đổi khách hàng (Customer Conversion) và Hành trình người mua (Buyer journey) đang nổi lên. Trước đây, Marketer đã quen với mô hình chuyển đổi dạng phễu (Funnels), nơi mà khách hàng tiềm năng sẽ bị đẩy dần xuống từng phần nhỏ dần của phễu cho đến khi họ chuyển đổi thành khách mua hàng.
Tuy nhiên, HubSpot gần đây đã mang đến một mô hình chuyển đổi mới - Bánh đà (Flywheel). Trong mô hình chuyển đổi mới này, hành trình khách hàng (Customer Journey) là liên tục. Và ở trung tâm - khách hàng chính là cốt lõi của mô hình này, không giống như mô hình phễu, nơi khách hàng là đầu ra.
Mô hình Flywheel khai thác hiệu quả động lực được tạo ra qua ba giai đoạn của quá trình Inbound: Thu hút (Attract), Tương tác (Engage) và Làm hài lòng (Delight) để biến khách hàng thành những người quảng bá cho thương hiệu, từ đó giúp tạo ra hiệu quả kinh doanh cho công ty. Động lực chính của xu hướng mới nổi này chính là sự thay đổi hoàn toàn trong hành vi của khách hàng.
Ngày nay, khách hàng thường bị ảnh hưởng và đi đến quyết định mua hàng nhờ hiệu ứng truyền miệng (Word of mouth) và giới thiệu của người đã mua hàng/sử dụng dịch vụ, hơn là những hoạt động Marketing, quảng cáo.
Một bài báo của Harvard Business Review cho rằng 57% quy trình mua hàng với B2B được hoàn thành ngay cả trước khi khách hàng liên hệ với nhà cung cấp. Và, 81% người tiêu dùng nói rằng họ tin tưởng các lời giới thiệu từ gia đình và bạn bè để mua hàng. Mô hình Flywheel cung cấp một hình dung tổng thể về mặt tâm lý khách hàng, giúp các doanh nghiệp loại bỏ những xích mích trong quy trình nội bộ của họ, từ đó đổi lại sẽ giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
Chúng ta đã chứng kiến Influencer Marketing đã phát triển nhanh chóng như thế nào, từ một chiến thuật Marketing tưởng như lỗi thời trở thành một ngành công nghiệp trị giá 5 - 10 tỷ USD chỉ trong khoảng 5 năm ngắn ngủi. Influencer (Người ảnh hưởng) là một ngôi sao mạng xã hội với lượng người theo dõi (Followers) lớn. Họ thường sáng tạo ra những Content độc đáo, dễ liên tưởng cho đối tượng khán giả của mình.
Qua nhiều năm, các nhãn hàng đã hợp tác với những Influencer này để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của mình đến đối tượng khán giả mới và góp phần thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu Marketing. Tuy nhiên, một ngách nhỏ mới đang bắt đầu xuất hiện, đó là Micro-influencer. Đây là những Influencer chuyên biệt theo một lĩnh vực, với số lượng người theo dõi và sự quan tâm đủ lớn, nhưng không lớn như những Influencer hàng đầu.
Vì Micro-influencer thường là một chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể mà họ theo đuổi, tệp khán giả theo dõi họ thường là những người tương tác rất tốt và có chính kiến. Điều này khiến Micro-influencer Marketing trở thành một chiến lược Inbound mới cho những Marketer muốn nhắm đúng tệp khách hàng mục tiêu của mình.
Hợp tác với Micro-influencer là một xu hướng Inbound Marketing mà bạn nên để mắt tới, tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với Booking Influencer hoặc KOL có tầm ảnh hưởng lớn, mà hiệu quả mang lại còn hứa hẹn hơn. Hãy chú ý chọn cách tìm ra và hợp tác với Micro-influencer phù hợp với ngành hàng của doanh nghiệp bạn.
Featured Snippet được giới thiệu lần đầu năm 2014 và hẳn là một thuật ngữ không xa lạ với dân làm SEO. Featured Snippet là đoạn thông tin trả lời truy vấn người dùng trên bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm (Top Search). Nó chứa nội dung được trích từ một đoạn của bài viết, tiêu đề, hình ảnh/video và URL trỏ ngược về bài viết của bạn.
Tuy không mới mẻ gì, nhưng Featured Snippet đang dần trở thành một yếu tố nổi bật, đặc biệt là với những cập nhật quan trọng liên tục của Google gần đây. Trước đây, mức độ thành công cao nhất của SEO là đạt vị trí số 1 trong danh sách kết quả tìm kiếm Google. Bây giờ, mục tiêu là xuất hiện trên phần Featured Snippet. Featured Snippet là giải pháp của Google để giữ chân nhiều người dùng trên nền tảng của họ hơn là việc chỉ click vào các trang web hiện ra trong SERP.
Khi một người dùng hỏi một câu hỏi, Google sẽ lấy câu trả lời từ các trang web mà nó đã lập chỉ mục (Index), người dùng có thể nhanh chóng đọc thông tin hiển thị trên trang tìm kiếm mà không cần truy cập từng trang web. Điều thú vị là, Featured Snippet sẽ là thứ đầu tiên mà hầu hết người dùng sẽ nhìn thấy khi họ tìm kiếm thông tin trên Google. Và vì người dùng có khả năng nhấp vào liên kết đến trang web này nhiều hơn, các trang web xuất hiện trên Snippet sẽ tự nhiên thấy lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic traffic) tăng lên. Đó chính là cái hay của việc tối ưu Featured Snippet trong chiến lược Inbound Marketing của bạn.
Thế giới của Inbound Marketing cũng không ngừng tiến triển như bất kỳ mảng nào khác của Marketing. Những công nghệ mới đang khiến cho những nguyên lý cũ đã từng hiệu quả trở nên lỗi thời, và dần dần thay đổi cả hành vi khách hàng. Hy vọng rằng những xu hướng mới nhất về Inbound Marketing 2021 này sẽ giúp bạn đón đầu sự thay đổi đang xảy ra và điều chỉnh chiến lược Marketing của mình cho phù hợp.