2021 là một năm đầy biến động, không chỉ riêng với thị trường Tiếp thị mà cả với những thị trường giao dịch thương mại khác. “Nhờ” sự trở lại không mấy bất ngờ của Covid-19 (lần thứ 04), các xu hướng Tiếp thị trực tuyến đã độc chiếm gần như toàn bộ thị trường. Theo bạn, giữa vô vàn sự xuất hiện mới đó, liệu xu hướng nào sẽ có đủ tiềm năng để tiếp tục dẫn đầu trong năm 2022? Hãy cùng khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây với GAPIT HubSpot nhé!
Mục lục: |
Theo Báo cáo Vietnam Digital Marketing Trends 2021 ước tính trung bình quy mô thị trường Quảng cáo trực tuyến (QCT, Online Ads) Việt Nam năm 2020-2025 đạt mức tăng trưởng khá mạnh với chỉ số CAGR là 15%. Chỉ tính riêng mảng doanh thu Nội dung số (Online Media Online Ads, Online Gaming và Music Video on Demand) tại Việt Nam 2021 đã đạt quy mô xấp xỉ 3,8 tỷ USD.
Có thể nói, nếu sự thay đổi trên chỉ xuất hiện rất lẻ tẻ vào năm 2020 thì ở 2021, COVID-19 đã tạo một môi trường kinh doanh - tiếp thị trải nghiệm số hoàn toàn mới cho các doanh nghiệp, bao gồm cả B2B và B2C. Sự thay đổi về môi trường, hành vi, thái độ của khách hàng ảnh hưởng rất mạnh đến các kênh tiếp cận hay quá trình đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm/dịch vụ.
Xu hướng Work-from-home nổi lên như một công cụ hữu hiệu phòng chống dịch bệnh đã tất yếu điều hướng doanh nghiệp đến một yêu cầu tất yếu: Thúc đẩy đầu tư vào các nền tảng, kênh, điểm chạm mới về Bán hàng, Tiếp thị hay CSKH, dù nguồn vốn chứng kiến sự sụt giảm do tình trạng kinh tế chung.
Trên cuộc hành trình, nhiều phát kiến đã được tận dụng và chuyển đổi thành những xu hướng không thể thiếu đối với thị trường:
Hiện nay, ngày càng có nhiều người dành phần lớn thời gian trên điện thoại thông minh để “lướt” các video, đặc biệt là các video có độ dài không vượt quá 1 phút. Việc người dùng ngày càng mất kiên nhẫn và chỉ dành thời gian cho những nội dung tốt nhất, phù hợp nhất, khác biệt nhất là lời lý giải hợp lý nhất cho xu hướng này. Từ đó các Marketers, Advertisers hay Doanh nghiệp nói chung đã và đang chuyển hướng ngân sách đầu tư nhiều hơn vào các quảng cáo gắn liền với short-video để tạo tương tác với người dùng và phục vụ mục tiêu kinh doanh của mình.
Hầu hết các doanh nghiệp SMEs với ngân sách Tiếp thị hạn hẹp đều chỉ có ít hoặc rất hạn chế các kiến thức về dữ liệu phục vụ Tiếp thị và các khai thác hiệu quả. Họ không nắm được những khách hàng từng tương tác, quan tâm hay mua hàng của mình có những đặc điểm nhân khẩu học như thế nào mà hoàn toàn phụ thuộc vào bộ lọc dữ liệu của các công cụ chạy quảng cáo.
Việc này càng làm cho họ tiếp tục tốn kém chi phí và hoạt động Tiếp thị ngày càng không hiệu quả. Thậm chí, với nguồn data chưa tiến hành chăm sóc, tái khai thác, họ đã hoàn toàn loại bỏ một điều cấm kỵ đối với xu hướng tương lai - tập trung khách hàng cũ, tận dụng Inbound bền vững để thu hút khách hàng.
Ngày nay, Doanh nghiệp nào càng hiểu rõ khách hàng, họ càng có khả năng đáp ứng khách hàng tốt hơn. Công cuộc chuyển đổi và tái mua cũng thuận lợi nếu ngay từ đầu bạn đã làm tốt. Nếu không có khả năng phân tích, hoạch định hóa dựa trên nguồn data quý giá, cái kết bị đào thải không còn xa!
Xu hướng Tiếp thị Tự động dựa vào dữ liệu khách hàng ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực hoạt động, dựa trên tiêu chí “khách hàng là trung tâm” của Doanh nghiệp trong thế kỷ 21 này.
Đối với các thương hiệu B2B, nếu đảm bảo khả năng theo sát giải quyết vấn đề của khách hàng trên toàn bộ các bước của hành trình mua, tỷ lệ chuyển đổi cao tới 50% - tăng 14,5% năng suất bán hàng và giảm 12,2% chi phí tiếp thị.
Khi đã tự động hóa thành công, các Doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn làm sao để cá nhân hóa thay vì công nghiệp hóa. Theo khảo sát từ Kelton Global:
Nhờ các tính năng vượt trội:
Công cụ này chắc hẳn sẽ còn tiến xa trong năm 2022.
O2O viết tắt của Online-To-Offline hay Offline-In-Online, là sự kết hợp giữa hai hình thức Online và Offline dựa trên nền tảng công nghệ số nhằm tìm cách đồng nhất dữ liệu, mở rộng và kết nối điểm chạm, dịch chuyển và đồng nhất khách hàng mục tiêu giữa các nền tảng; với mục tiêu cuối cùng là tối ưu chuyển đổi và phát triển mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng.
Năm 2021, không chỉ dừng lại ở O2O mà còn mở rộng đến O2O2O, với sự gia tăng của các điểm chạm công nghệ số, ranh giới giữa online và offline ngày càng được thu hẹp. Đặc biệt đối với các ngành hàng có quá trình ra quyết định dài hơi mang giá trị lớn (bất động sản, ô tô...)
Các điểm chạm trên cả online và offline sẽ ngày càng đa dạng và giao thoa với nhau, không phân biệt rạch ròi online-offline, hay không chỉ đơn thuần là việc mang và áp đặt từ nền tảng này sang nền tảng khác.
Khi đã giải quyết xong bài toán nền tảng bán hàng, Doanh nghiệp sẽ dành nhiều sự quan tâm cho các giá trị cốt lõi mà mình mang lại.
Với nhiều thương hiệu, người tiêu dùng mua vì cảm giác tin tưởng, vì cảm xúc chứ không chỉ giá hay sự tiện lợi. Vì vậy cần phân tích sản phẩm, phân khúc, giai đoạn... để biết khi nào người tiêu dùng muốn trải nghiệm thực tế , giao tiếp 1:1 với tư vấn viên, lúc nào có thể sử dụng nền tảng online đã rút ngăn quá trình mua hàng.
Tuy nhiên, để có một liên kết chặt chẽ giữa hai khâu kể trên, bài toán về Dữ liệu một lần nữa được lặp lại. Để tăng tính cạnh tranh, các Doanh nghiệp buộc phải phân tích tốt hơn, tự làm giàu bộ nguồn tốt hơn hay ngay từ bước khai thác, phải tinh tế và tự nhiên hơn.
Rõ ràng, cách ứng dụng dữ liệu để giải quyết Insights mới quyết định thành công trong việc kết hợp các xu hướng.
Tóm lại là:
2021 là một năm nhiều thách thức đối với Doanh nghiệp nói chung và các Marketers nói riêng. Với những bước chuyển mình nổi bật kể trên, chắc hẳn chúng ta sẽ còn được chứng kiến nhiều câu chuyện thú vị hơn nữa trong năm 2022. GAPIT HubSpot thấy rằng các xu hướng Marketing 2021 vẫn xoay chuyển quanh trọng tâm của kho dữ liệu khách hàng quý giá, và nếu Doanh nghiệp của bạn cần bứt phá, đừng bỏ qua bước đệm đầu tiên nhưng rất quan trọng này!
Đừng quên, các xu hướng Marketing 2022 sẽ được cập nhật trong Phần 02 của bài viết, hãy chờ đợi cùng GAPIT HubSpot nhé!
Nguồn: HubSpot