Để có thể xây dựng được một chiến lược Inbound Marketing (Inbound Marketing Strategy) thành công, bạn cần hiểu được mục đích của chúng cũng như hiệu quả mà chúng có thể mang lại. Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp về các câu hỏi có liên quan đến Chiến lược Inbound Marketing, đồng thời cung cấp cho bạn thêm về những “thành tố” không thể thiếu để tạo nên một chiến lược tiếp thị theo hướng Inbound.
Chiến lược tiếp thị (Marketing Strategy) là một bản tổng hợp kế hoạch mà bạn cần phải làm để có thể đạt được mục tiêu với nguồn lực có sẵn và thời gian có hạn.
Mục tiêu được đề cập trong chiến lược tiếp thị thông thường là lưu lượng truy cập, số Contact thu được, số Lead, số lượng khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ từ bạn.
Nếu bạn đã hiểu được thế nào Inbound Marketing, thì chắc bạn đã phần nào hiểu được về một chiến lược Inbound Marketing. Trong định nghĩa của Inbound có đề cập đến việc cung cấp nội dung hay, cuốn hút và có ích với đối tượng khách hàng mục tiêu là cốt lõi của việc làm Inbound Marketing. Như vậy có thể khẳng định rằng trong chiến lược Inbound Marketing sẽ có chiến lược về nội dung (Inbound Content Strategy).
Mô hình vận hành của Inbound Marketing cũng gắn liền với phương pháp luận Inbound và Bánh đà tăng trưởng (Flywheel). Như vậy, các kế hoạch về Hành trình khách hàng (Buyer’s Journey), Chân dung khách hàng tiềm năng (Buyer Persona), công cụ, các kênh để tiếp thị đến người xem và báo cáo phân tích chỉ số sau mỗi chiến dịch cũng không ngoại lệ trong một chiến lược Inbound Marketing hoàn chỉnh.
Ngoài ra, trong chiến lược tiếp thị theo hướng Inbound cần thể hiện được cả các “chiến thuật” tác chiến phù hợp để có thể Thu hút, Tiếp cận và Làm hài lòng khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Tất cả các hoạt động của Inbound Marketing đều là nhắm đến việc tạo ra trải nghiệm có giá trị tạo nên hiệu ứng, ảnh hướng tích cực đến cả khách hàng và thương hiệu. Việc xây dựng nên chiến lược Inbound Marketing chính là để dự đoán, lên kế hoạch, giám sát, theo dõi và đo lường, đảm bảo cho các hoạt động đều tập trung vào một mục tiêu duy nhất đó là Tăng trưởng doanh nghiệp bền vững trong dài hạn.
Để xây dựng một chiến lược Inbound Marketing đạt chuẩn, bạn cần rất nhiều thứ, tùy vào đặc điểm của mỗi ngành mà bạn cần các “chất liệu” khác nhau để hoàn thiện chiến lược. Thế nhưng có 7 hoạt động mà trong bất cứ chiến lược nào bạn cũng không thể thiếu. Đây là các hoạt động mang yếu tố "then chốt" giúp cho chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp thu về những thành tích vượt trội, thúc đẩy tăng trưởng bền vững hơn.
Inbound Marketing triển khai các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xoay quanh Khách hàng. Một lần nữa hãy nhìn vào Bánh đà Tăng trưởng của Inbound.
Bạn thấy đấy, Khách hàng bao giờ cũng nằm ở vị trí trung tâm và các hoạt động Marketing, Sales và Chăm sóc khách hàng luân chuyển quanh khách hàng. Lượng khách hàng thu được chính là “nhiên liệu” giúp cho bánh đà làm việc liên tục đều đặn, đảm bảo cho sự phát triển không ngừng của công ty bạn. Nếu bạn dừng tiếp “nhiên liệu” cho bánh đà, các bộ phận sẽ trở nên rời rạc, bánh đà sẽ chạy chậm lại và cuối cùng là dừng hẳn. Điều này đồng nghĩa với doanh nghiệp của bạn đã “thua cuộc” trong cuộc chiến “nảy lửa” trên thị trường Marketing trong nước và thế giới.
Từ góc độ Marketing, một Lead đủ điều kiện (Marketing Qualified Lead - MQL) có nhiều khả năng có thể chuyển đổi thành khách hàng cuối cùng hơn so với các kiểu Lead khác. “Đủ điều kiện” ở đây dựa trên một vài các tiêu chí nhất định. Chúng bao gồm số lần họ “ghé thăm” trang web của doanh nghiệp, tài liệu họ sẵn sàng trao đổi thông tin cá nhân để tải về và cách họ tương tác với những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp.
MQLs càng chất lượng thì sẽ lại càng có nhiều yêu cầu cần thực hiện để biến họ thành khách hàng của mình. Vì con người có nhiều cách tương tác với thông tin vậy nên việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn truyền tải ĐÚNG thông điệp tới ĐÚNG người - điểm khởi nguồn cho một chiến lược Inbound Marketing hiệu quả.
Như bạn biết đấy, Inbound Marketing không vận hành theo mô hình chiếc phễu như cách mà Marketing truyền thống vẫn làm. Thay vào đó, Bánh đà tăng trưởng mới là mô hình chính. Thế nhưng, để có thể phân khúc khách hàng một cách chính xác thì cách làm tốt hơn cả đó chính là ứng dụng mô hình Phễu vào mô hình Bánh đà.
Nếu mô hình Bánh đà tăng trưởng nhấn mạnh việc doanh nghiệp cần tạo dựng mối quan hệ lâu bền với khách hàng thi mô hình Phễu lại muốn đảm bảo bạn cần chọn lọc và tiếp thị tới đúng người có mối quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.
Lấy ví dụ trong 100 người xem được bạn tiếp thị đến chỉ có 30 người có mối quan tâm đến vấn đề bạn đang đề cập trên các kênh tiếp thị và chỉ có khoảng 10 người thực sự quan tâm đến việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn để giải quyết “Pain point” mà họ đang gặp phải. Việc thu hẹp đối tượng khách hàng này chính là một phần của mô hình “Phễu”.
Đổi lại, để cả 10 người này mua hàng của bạn, quay lại bạn và giới thiệu những người khác đến với thương hiệu của bạn. Đây lại là công việc mà Bánh đà tăng trưởng quan tâm đến.
Tận dụng được cả 2 mô hình này trong quá trình hoạt động kinh doanh không chỉ giúp bạn định hình được hướng tiếp thị đúng đắn mà còn tiết kiệm được nguồn lực để tập trung vào việc thiết lập mối quan hệ khăng khít với khách hàng.
Phần lớn của công việc phát triển chiến lược tiếp thị Inbound phụ thuộc vào việc xem xét và review những gì có sẵn. Chỉ có như vậy, bạn mới biết được vấn đề của mình nằm ở đâu và đề xuất ý tưởng để hoàn thiện chúng hơn nữa.
“Content is King” là phương châm của Phương pháp luận Inbound, tức là việc chỉnh sửa và biên soạn lại nội dung cũng sẽ là một phần không thể thiếu khi bạn xây dựng chiến lược. Việc biên soạn lại nội dung có thể sẽ lấy đi của bạn hàng giờ, hàng ngày và hàng tháng. Vậy nên chúng tôi khuyên rằng nên chỉnh sửa nội dung song song với sản xuất nội dung mới.
Ngoài ra, thì chỉnh sửa nội dung cũng cần thực hiện có kế hoạch và có thứ tự ưu tiên.
Đánh giá được biểu hiện của những chiến dịch trước đây cũng là cách bạn nắm được Insight khách hàng và tạo nên nội dung càng thu hút và chất lượng hơn.
Để hiểu rõ chiến dịch nằm trong chiến lược cũ, hay quay lại tự hỏi mình một vài câu hỏi sau đây:
Trên đây chỉ là một vài câu hỏi ví dụ, bạn hoàn toàn có thể đặt thêm nhiều câu hỏi hơn. Mục đích ở đây chính là “đào bới” những ưu/nhược điểm của chiến dịch cũ. Vậy nên đặt càng nhiều câu hỏi nghĩa là chiến dịch tới sẽ càng chi tiết và sẽ càng thành công.
Làm bất cứ việc gì thì cũng cần có mục đích, làm Marketing cũng vậy! Với thông điệp bạn đặt ra, bạn cần phải hiểu nó mang lại giá trị gì cho khách hàng và giải quyết được vấn đề gì cho doanh nghiệp.
Thông điệp cần phải độc đáo và gắn liền như một phần không thể tách rời trong mỗi giai đoạn của chiến lược Inbound Marketing. Thông thường, doanh nghiệp sẽ truyền tải thông điệp của mình thông qua các “điểm chạm” (Touch points) như Website, Search, Social. Email và một vài phương thức tiếp thị truyền thống khác.
Trong chiến lược Marketing chi tiết sẽ bao gồm 2 phần:
Trong kế hoạch Content chi tiết sẽ bao gồm lịch trình, các kênh tiếp thị, chủ đề các thông tin dự kiến truyền tải. Kế hoạch Content sẽ được đối chiếu với kế hoạch Marketing tổng quan để tiện theo dõi các chỉ số và có sự liên kết với các chiến dịch chạy song song.
Khi nội dung được đăng tải công khai, bạn cần phải kéo chúng đến gần hơn với người đọc, những người mà bạn cho rằng có khả năng cao sẽ trở thành khách hàng. Đây là lúc bạn nên xây dựng kế hoạch quảng cáo.
Kế hoạch Ads nên được xây dựng dựa trên kế hoạch nội dung. Chỉ có như vậy bạn mới có thể kiểm soát được các bài đăng chạy quảng cáo trả phí, chúng được chạy quảng cáo như thế nào và vào thời gian nào.
Giai đoạn cuối cùng của chiến lược Inbound Marketing đó chính là phân tích được cách tiếp cận và hiệu quả đo lường. Để đo lường được chính xác, có lẽ sử dụng công nghệ là cách nhanh chóng, đơn giản nhất.
Trong thời đại này, việc không cập nhật Marketing Automation về với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được đánh giá là lỗi thời. Thứ bạn cần một công cụ để có thể giúp bạn kiểm soát đo lường và báo cáo cụ thể. Số liệu trả về sẽ là tài liệu thiết thực nhất để bạn có thể điều chỉnh lại tất cả các hoạt động phía trên
Nếu bạn vẫn đang loay hoay chưa tìm kiếm được công cụ phù hợp để giúp bạn kiểm soát và đo lường các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Có thể bạn sẽ muốn thử Hubspot!
Là Top-of-mind về lĩnh vực Inbound Marketing, Hubspot cung cấp các công cụ giúp doanh nghiệp có thể triển khai Inbound Marketing theo cách toàn diện nhất.
Và tại Việt Nam, GAPIT đang là đối tác số 1 của HubSpot, hỗ trợ các doanh nghiệp của Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với cách làm Marketing theo định hướng mới mẻ và hiệu quả này. Liên hệ với GAPIT Communications để chúng tôi có thể hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc của bạn về chiến lược Inbound Marketing.