Đối với một chiến lược Inbound Marketing thông thái, chúng tôi luôn nói rằng bạn cần đầu tư vào Nội dung của mình. Tuy nhiên, để có thể đưa những Nội dung đó đến gần hơn với khách hàng thì bạn cần một chiến lược SEO. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cho bạn một vài “mẹo” giúp tối ưu SEO hiệu quả cho website doanh nghiệp, giúp tăng lượng truy cập website tăng vượt bậc trong thời gian ngắn.
1. Tối ưu từ khóa trên mỗi bài viết 2. Tránh lặp lại các từ khóa trên cùng một website 3. Quảng cáo các bài viết thông qua hệ thống backlink 4, Cung cấp trải nghiệm đọc tích cực cho người dùng |
SEO là công cụ giúp nội dung của bạn đến gần hơn với khách hàng. Vậy nên bạn cần hiểu về tối ưu SEO để có thể gặt hái được giá trị cho doanh nghiệp trên thị trường – Một thị trường khao khát việc tìm kiếm thông tin.
Nếu đã biết qua về SEO chắc hẳn bạn cần biết rằng có 2 yếu tố bạn cần chú trọng khi xây dựng nội dung cho Website.
Và đây là cách để bạn có thể tối ưu tốt cả 2 yếu tố này
Để có thể bắt đầu triển khai viết nội dung, bạn cần chắc chắn rằng mỗi bài viết phải nhận được một lượng truy cập lớn từ công cụ tìm kiếm. Và có rất nhiều cách để bạn có thể cải thiện kết quả tìm kiếm nhưng tôi đề xuất với việc bắt đầu với những từ khóa chất lượng nhất.
Trước hết, bạn phải chọn ra những từ khóa cụ thể mà có thể tận dụng để sáng tạo content nhắn đến đối tượng khách hàng mục tiêu.
Thêm thắt những từ khóa này quay quanh website của bạn một cách thật tự nhiên. Lưu ý là phải “thật tự nhiên” bởi Google của bây giờ không yêu thích những bài viết bị “nhồi nhét” từ khóa đâu!
Bạn có biết rằng 14,6% là tỷ lệ người xem thực hiện các hoạt động chuyển đổi trên web (Close-rate) và có tới 81% người tiêu dùng thực hiện nghiên cứu trực tuyến trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Vậy nên, tối ưu SEO tốt đồng nghĩa với bạn đang tương tác với khách hàng tốt trên hành trình mua sắm của họ.
Với mỗi ý tưởng chủ đề, you có thể sẽ muốn thực hiện sánh tạo bài viết đó một cách cụ thể và chuyên sâu về chủ đề đó. Đồng nghĩa với việc bạn chỉ cần viết về chủ đề đó 1 lần mà thôi. Vậy nên khi viết blog, các nhà sáng tạo nội dung luôn phải đặt ra 2 câu hỏi:
Nếu hiểu về các chiến lược SEO, bạn sẽ biết rằng các nhà sáng tạo nội dung thường muốn cập nhật, audit các bài viết cũ hơn là sáng tạo ra các bài viết hoàn toàn mới về cùng một chủ đề. Bởi bạn đã phải cạnh tranh với hàng ngàn các trang web khác nhau, tại sao phải “tăng độ khó” – đấu tranh với bản thân mình?
Khi Google quét từ khóa và nhận thấy rằng có quá nhiều trang của bạn đang cùng đấu tranh lên TOP. Nó sẽ làm giảm độ tin cậy của bạn trên cuộc đua với các trang web khác, đồng nghĩa ảnh hưởng nghiêm trọng đến SEO của toàn bộ website.
Thay vì “phản đòn” hãy biết tận dụng rank, thời gian đăng của các bài viết cũ. Biến bài viết đó từ hạng trung bình lên hạng TOP của SERP.
Đối với những bài viết có chung một 1 chủ đề đang có sẵn trong danh sách blog của bạn. Hãy cân nhắc tích hợp chúng thành một bài viết. Chỉ viết nội dung mới khi bạn biết rõ chưa có bất cứ bài viết nào trong kho dữ liệu của mình đã viết về chủ đề đó.
Backlink có lẽ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả công cụ tìm kiếm.
Backlink là đặt các đường link bài viết của bạn tại nhiều website khác nhau để đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm. Và có rất nhiều cách để bạn có thể tăng số lượng backlinks cũng như củng cố hệ thống backlink trên trang web doanh nghiệp mình.
Bằng cách tận dụng các chiến dịch quảng bá qua Influencer, bạn có thể hình thành một chuỗi các backlink được chia sẻ bởi các Influencer này. Chưa kể đến lượng chia sẻ từ các “fan trung thành” của họ.
Vậy bao nhiêu backlink là đủ? Không có con số chính xác nào cả bởi nó phụ thuộc vào chủ đề và độ “hot” của từ khóa. Từ khóa có lượng tìm kiếm cao đồng nghĩa với tính cạnh tranh của các bài viết cũng cao hơn, nên có thể càng nhiều backlink càng tốt.
Lưu ý nhỏ cho bạn rằng đừng nên quá “mù quáng” trong việc xây dựng hệ thống backlink. Bởi có thể vô tình bạn sẽ nâng cao thứ hạng của các website đối thủ lên. Vì vậy hãy triển khai backlink có chọn lọc nhé!
Tôi có thế khẳng định rằng Goole đã thay đổi các thuật toán của mình. Thay vì để máy móc quét từ khóa, cụm từ khóa, … để rồi những bài viết “nhồi nhét” từ khóa tràn lan, không phục vụ người dùng chiếm trọn vị trí những trang kết quả đầu tiên.
Giờ đây, Google đánh giá cao trải nghiệm đọc của khách hàng. Họ xây dựng thuật toán để quét hành vi đọc của khách hàng thay vì quét từ khóa. Nếu trang web nào dành được những “hoạt động xem tích cực” từ các lượt truy cập, trang web đó sẽ được cộng điểm và thăng hạng trên kết quả tìm kiếm.
Và Hubspot đã “khai sáng” các marketer bằng phương pháp xây dựng Pillar Page và Topic Cluster.
Đầu tiên, bạn cần một Chủ đề cốt lõi (Core Topic). Thông thường chủ để này sẽ rất rộng lớn, một chủ đề mà bạn có thể đào sâu nghiên cứu trên nhiều cấp độ hay khía cạnh khác nhau. Đây cũng chính là yếu tố để bạn tạo ra một Pillar Page chất lượng
Tiếp theo là các Chủ đề hỗ trợ (Subtopic), yếu tố để sáng tạo các bài viết Topic Cluster. Subtopic cần đủ sâu và cụ thể để có thể viết thành một bài viết hoàn chỉnh. Nhưng khi nó kết hợp cùng các subtopic khác, nó phải liên quan và hỗ trợ cho Chủ đề cốt lõi (Core topic)
Cuối cùng, yếu tố liên kết và hoàn thiện mô hình này là các đường link (Hyperlinks). Bằng cách đổ các nguồn bài viết Topic Cluster bạn đã có thể lọc người xem bài viết và đưa các đối tượng khách hàng tiềm năng nhất về với trang Pillar Page của mình.
Pillar Page là trang mà bạn ao ước đưa nó lên đầu trang kết quả tìm kiếm và cả khung Snippet của Google.
Nếu bạn chưa biết khung Snippet là gì thì bạn có thể hiểu đó là khung trả lời cho các câu hỏi bạn tìm kiếm trên thanh công cụ hiển thị ngay trên đầu của SERP. Người đọc có thể tìm thấy câu trả lời của mình mà không cần click vào bất cứ trang web nào.
Đây là mục tiêu mà các nhà sáng tạo nội dụng web luôn mong muốn đạt được: Snippet và Top 1 Ranking.
Quay lại với từ khóa Inbound Marketing, bạn tìm kiếm nó trên công cụ và tìm thấy khái niệm sơ bộ của nó trong khung Snippet. Bạn muốn tìm hiểu thêm về nó, bạn click vào trang đầu tiên - “Khám phá câu chuyện của Hubspot – “Cha đẻ” khái niệm Inbound Marketing”. Trong bài viết này, sẽ được link với nhiều bài viết khác nhau ví dụ như trong bài viết này "Inbound Marketing là gì?" là từ được liên kết link.
Khi click vào link này, bạn sẽ được đưa đến trang web khác có tiêu đề Inbound Marketing - Chiến lược tăng trưởng mới cho doanh nghiệp.
Không nhất thiết là bất cứ bài viết nào có liên quan đều phải liên kết với nhau bởi kho tàng bài viết của bạn có tới hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn bài. Chỉ cần đảm bảo rằng các bài viết bổ trợ được link với Pillar Page, giữ cho trải nghiệm đọc tốt và giữ trong đầu câu chuyện mà bạn đang cố xây dựng để giải quyết thắc mắc/nhu cầu của tập khách hàng mục tiêu.
Bằng cách này, khách hàng có thể tìm kiếm đủ lượng thông tin mà họ cần ngay trong hệ thống Pillar Page – Topic Cluster mà bạn đang dựng nên. Điều này rất tốt cho việc tăng Google Rank.
Trên đây là 4 chiến lược tối ưu SEO giúp trang web của bạn “lọt vào mắt xanh” của nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, tăng lượng truy cập và tăng cơ hội chuyển đổi thành Leads. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều chiến lược Inbound Marketing hữu ích khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi – GAPIT Hubspot (Đối tác vàng và đối tác số 1 của Hubspot tại Việt Nam). Ngoài những chiến lược Inbound xuất sắc, chúng tôi cam kết đồng hành với doanh nghiệp để thu hút thêm được nhiều khách hàng hơn và hướng tới mục tiêu tăng trưởng doanh nghiệp trong dài hạn.